Mở nhà hàng không phải chuyện đơn giản, nó đòi hỏi phải đầu tư rất nhiều công sức, trí tuệ, thời gian và tiền bạc. Trong đó, khâu thiết kế đóng vai trò vô cùng quan trọng, tạo nên sự ấn tượng cho khách hàng. Vậy thiết kế như nào thế? Thiết kế khu vực nào để nhà nhà hàng tạo được sự thu hút đối với khách hàng. Cùng tìm hiểu ngay thông tin cụ thể dưới bài viết.
Những khu vực cần có khi thiết kế nhà hàng
Thiết kế nội thất khu vực chờ
Khi thiết kế nội thất nhà hàng, khu vực chờ là nơi đầu tiên bạn cần quan tâm dành cho những khách hàng đến nhưng chưa có bàn ăn hoặc chưa kịp sắp xếp bàn. Hoặc dành cho người đang chờ bạn bè đến đủ mới bắt đầu nhập tiệc. Thay vì để khách phải chờ đợi lâu, bạn nên sắp xếp khu vực ngồi riêng cho thực khách. Đây cũng là thể hiện tâm lý quan tâm đến tất cả khách hàng, mang lại cảm giác hài lòng, trải nghiệm tốt hơn.
Thiết kế nội thất khu vực sảnh, khu vực order
Một số nhà hàng, quán ăn được thiết kế khu vực sảnh riêng để khách gọi các đồ ăn, thức uống thay vì đưa menu tận bàn. Đây là nơi khách đứng xem menu, chọn món cũng như trao đổi với nhân viên về yêu cầu món ăn và nhận thanh toán. Bạn nên bố trí khu vực sảnh, order gọn gàng, có đầy đủ thực đơn món ăn, nước uống. Đội ngũ nhân viên làm việc nhanh nhẹn, nhiệt tình và chu đáo.
Thiết kế khu vực quầy bar
Để tăng cường doanh thu cũng như tạo sự mới lạ, thu hút cho khách hàng, bạn nên thiết kế thêm một quầy bar nho nhỏ và đặt ở vị trí thích hợp. Thiết kế quầy bar không cần quá rộng nhưng đầy đủ, ngăn nắp, sạch sẽ.
Thiết kế khu vực ăn uống
Khu vực ăn uống cũng là trọng điểm của nhà hàng. Nơi đây sẽ được trang hoàng đầy đủ các bộ bàn ghế, dụng cụ phục vụ cho bữa ăn. Khi bài trí, bạn chú ý khoảng cách giữa bàn, ghế thích hợp, có lối đi rộng rãi. Đặc biệt là tạo cảm giác thoải mái, riêng tư cho từng nhóm thực khách.
Phong cách thiết kế khu vực này tùy thuộc vào sở thích cũng như khả năng kinh tế của mỗi người. Có người thích thiết kế phong cách Việt Nam, có người thích phong cách Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,… Tuy chọn style nào, bạn cũng cần nghiên cứu kỹ các đặc điểm liên quan như màu sắc thiết kế, nội thất, đồ trang trí,…
Thiết kế khu vực bếp
Tùy vào loại hình kinh doanh và diện tích của nhà hàng, bạn có thể đặt khu vực bếp ở vị trí công khai cho khách hàng nhìn thấy hoặc đặt khuất một phần. Hãy tính toán cẩn thận để bếp nấu ăn sạch sẽ, gọn gàng, đảm bảo vẻ đẹp thẩm mỹ chung mà vẫn tối ưu được không gian.
Thiết kế hạng mục phụ
Các hạng mục phụ của nhà hàng bao gồm khu vực trang trí, khu vệ sinh, hệ thống thoát nước,… nhằm mang lại những trải nghiệm tốt nhất cho thực khách và nhân viên. Việc bố trí ra sao phụ thuộc vào diện tích của nhà hàng. Nếu nhà hàng rộng thì khu vệ sinh có thể rộng một chút. Nhưng nếu chật hẹp thì bạn cũng phải tính toán cho hợp lý.
Những điều cần lưu ý khi thiết kế nội thất nhà hàng
Để có một bản thiết kế nội thất nhà hàng chỉn chu, vừa ý nhất, bạn nên phác thảo các ý tưởng theo gợi ý dưới đây trước khi làm việc với đội ngũ kiến trúc sư. Như vậy khi trao đổi công việc sẽ nhanh chóng, ăn khớp với nhau, tiết kiệm thời gian, công sức.
Lựa chọn phong cách thiết kế nhà hàng phù hợp
Hiện nay có rất nhiều phong cách nhà hàng khác nhau thoải mái để bạn lựa chọn. Ví dụ như:
- Phong cách thiết kế hiện đại
- Phong cách thiết kế Cổ điển
- Phong cách thiết kế Tân cổ điển
- Phong cách thiết kế nhiệt đới Tropical
- Phong cách thiết kế kiểu làng quê Việt Nam
- Phong cách thiết kế Nhật Bản
- Phong cách thiết kế Hàn Quốc
- Phong cách thiết kế Trung Quốc,…
Mỗi phong cách đều sẽ có những nét đặc trưng riêng trong cách bố trí nội thất, các phụ kiện trang trí. Ví dụ phong cách cổ điển phần nội thất sẽ cầu kỳ, phức tạp, tỉ mỉ giống như vương tôn, quý tộc khi xưa. Phong cách Tân cổ điển kết hợp một chút nét đẹp mềm mại của Cổ điển nhưng vẫn có sự phóng khoáng, hiện đại. Phong cách Nhật Bản đề cao sự gọn gàng, ngăn nắp, khi thiết kế sẽ thêm một số chi tiết như treo tranh hoa anh đào, Geisha, Kimono,… đặc trưng. Tuy nhiên dù chọn phong cách nào, bạn nên tuân thủ đúng thiết kế nổi bật nhất của chúng.
Không gian ấm áp
Một nhà hàng dù có đẹp đến đâu nhưng không tạo cảm giác thoải mái, ấm áp, dễ chịu thì cũng rất khó để khách hàng quay trở lại. Đôi khi chỉ là một quán nhỏ đơn sơ nhưng bạn thấy lúc nào thực khách ra vào không ngớt. Ngoài chất lượng món ăn ngon, không khí ấm áp chính là điều mà nhiều người tìm kiếm. Họ ra ngoài ăn ngoài việc thay đổi khẩu vị còn muốn thư giãn một chút. Hãy biến nhà hàng của bạn trở thành nơi để các gia đình có thể đến ăn uống và bồi dưỡng tình cảm.
Trong quá trình thiết kế nội thất, bạn ưu tiên dùng màu đèn có màu vàng, đồ nội thất làm từ chất liệu gỗ vải sẽ gần gũi, thân thiết hơn. Bên cạnh đó, hãy trang bị thêm điều hòa 2 chiều giúp không gian của nhà hàng ấm áp vào mùa đông và mát mẻ nhất vào mùa hè.
Tạo không gian riêng biệt cho khách hàng
Nếu có điều kiện về tài chính, bạn nên thiết kế thêm một số phòng ăn riêng biệt. Không gian này sẽ dành cho những cặp đôi, các đối tác hoặc các gia đình muốn tận hưởng sự riêng tư. Bạn sắm thêm một số đồ nội thất như phòng bên ngoài. Nếu muốn cao cấp hơn thì có thể tìm một số bộ bàn ghế đặc sắc, khác biệt, đẳng cấp. Ngoài ra, hãy đảm bảo cả việc thiết kế ánh sáng, trang trí bên trong căn phòng. Chỉ cần bạn đầu tư một chút là sẽ có được không gian ưng ý nhất cho khách hàng. Ấn tượng tốt thì khách hàng còn quay trở lại ủng hộ quán nhiều lần khác nữa.
Lựa chọn màu sắc hài hòa, phù hợp
Màu sắc là nhân tố thu hút thị giác đầu tiên của con người. Khi thiết kế, bạn cần biết phối hợp màu sắc làm sao vừa đẹp mắt, ấn tượng lại gây cảm giác thèm ăn và ngon miệng cho thực khách. Như đã chia sẻ ở trên, mỗi phong cách sẽ có những màu sắc đi kèm tương ứng. Ví dụ như phong cách Cổ điển chuộng màu vàng tôn quý, phong cách hiện đại thích màu đen, trắng, xám, ghi, phong cách nhiệt đới Tropical ứng với màu xanh lá cây, xanh nước biển,…
Lưu ý, bạn dành 60% không gian cho những màu sắc đặc trưng, còn 40% là bố trí những vị trí đan xen cho hài hòa, phù hợp.
Phối hợp ánh sáng hợp lý
Tiếp đến, ánh sáng là yếu tố không thể thiếu khi thiết kế nội thất nhà hàng. Sử dụng kính cường lực lớn để tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên luôn được ưu tiên hàng đầu. Đặc biệt với những nhà hàng có nhiều tầng với view cực đẹp thì điều này sẽ càng hữu ích, mang đến cho thực khách bữa ăn ngon miệng với phong cảnh hữu tình.
Với những phòng riêng tư hơn, các kiến trúc sư cũng sẽ bố trí ánh sáng sao cho thật lãng mạn, khéo léo, tinh tế phù hợp với không khí cho các cặp đôi hoặc các gia đình.
Tạo mùi hương cho nhà hàng
Nhà hàng không chỉ có hương thơm của các món ăn mà sẽ bao gồm nhiều loại mùi khác nhau. Nguyên nhiên là từ:
- Tác động của khí ẩm tại Việt Nam
- Mùi thức ăn, mùi dầu mỡ từ bếp
- Mùi hơi người khi lượng khách hàng ra vào lúc nào cũng đông đúc
- Mùi điều hòa, đồ nội thất trong nhà hàng
- Mùi khói thuốc,…
Những mùi thơm có thể tác động cả tích cực lẫn tiêu cực tới thính giác, vị giác của khách hàng. Bởi vậy bạn nên lưu ý đến vấn đề vệ sinh không gian sạch sẽ. Ngoài ra chọn một số mùi hương dễ chịu giúp cho các bữa trọn vẹn, tạo cảm giác dễ chịu với thực khách trong thời gian dùng bữa. Ví dụ bạn có thể bài trí một vài lọ hoa sen, hoa hồng ở một số vị trí trong nhà hàng.
Tạo không gian bằng âm thanh
Âm nhạc sẽ trở thành điểm nhấn khác biệt cho nhà hàng mà bạn không nên bỏ qua. Giống như các chi tiết khác, tạo ra không gian có âm thanh hài hòa mang lại hiệu ứng rất tích cực, cải thiện tâm trạng cũng như cả vị giác của khách hàng. Nhưng chọn âm thanh ra sao còn tùy thuộc vào phong cách thiết kế, không gian và cả đối tượng khách hàng mà bạn hướng tới.
Ví dụ nhà hàng chuyên phục vụ cho giới trẻ thì không gian cần sự trẻ trung, kết hợp với những bản nhạc pop, trữ tình, ballad,… Còn nếu bạn muốn phong cách sang trọng thì nên chọn bản nhạc không lời mang đến cảm giác thư giãn cho khách hàng.
Lưu ý khi sử dụng âm thanh kết hợp với không gian ăn uống, bạn đừng để nhạc quá lớn sẽ lấn át đi tiếng trò chuyện của khách. Tuy nhiên cũng đừng mở quá nhỏ sẽ tạo cảm giác mệt mỏi, nhàm chán. Một số người thích vừa ăn, vừa nghe nhạc và trò chuyện, như vậy âm thanh không bị đứt quãng.
Lựa chọn đồ nội thất chất lượng
Trước khi chọn mua đồ nội thất cho nhà hàng, bạn cần tính toán một số yếu tố tác động tới đồ vật này như: độ ẩm không khí cao, nóng lạnh thất thường, độ mài mòn khi lau chùi, ăn uống,… Bởi vậy các loại bàn ghế làm từ gỗ thịt hoặc gỗ công nghiệp có khả năng chống ẩm cao. Khu vực sàn thường xuyên tiếp xúc với con người thì dùng gạch men, ốp đá dễ lau chùi, vệ sinh, chống được trơn trượt.
Tính nhất quán trong tổng thể không gian
Nếu bạn thuê lại địa điểm quán cũ thì hãy tính toán xem có thể tận dụng những đồ nội thất nào, dùng lại được không hay phải mua cái mới. Ngoài ra, các đồ nội thất phù hợp với phong cách bạn muốn triển khai hay không. Một số người cứ vậy dùng lại làm cho mọi thứ càng trở nên lộn xộn hơn.
Thiết kế nội thất nhà hàng là công việc đòi hỏi đội ngũ kiến trúc sư giàu kinh nghiệm, sáng tạo, luôn bắt kịp xu hướng của thời đại. Nếu đang tìm kiếm đơn vị thiết kế nội thất nhà hàng uy tín, Quý khách hàng liên hệ ngay với HT HOMES nhé!
XEM THÊM
Thiết kế & Thi công nội thất nhà hàng tại Hải Phòng
Tin liên quan
- Những điều thú vị nhất về ánh sáng trong thiết kế nội thất
- Mách bạn cách thiết kế chiều cao nhà lệch tầng hợp lý nhất
- Nên chọn gạch ốp chân tường như thế nào là chuẩn đẹp nhất?
- Đừng bỏ lỡ những mẫu phòng ngủ trẻ em cute nhất
- Những nguyên tắc kê bàn thờ phong thủy bạn nên biết
- Trải nghiệm nội thất căn hộ nhỏ – Thiết kế phong cách hiện đại
Ý kiến khách hàng:
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào. Đừng ngần ngại gửi câu hỏi, thắc mắc cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ tư vấn giúp bạn trong thời gian sớm nhất. Hoặc liên hệ HOTLINE: 0901.776.893 để được tư vấn nhanh nhất