3 lý do thiết kế nhà gác lửng ngày càng được ưa chuộng

21/10/2023 admincontent Nu

Thiết kế nhà gác lửng ngày càng trở thành sự lựa chọn mới của nhiều hộ gia đình. Bởi vì, với thiết kế này sẽ giúp tăng diện tích sinh hoạt của gia đình tạo không gian thoáng mát hơn. Tuy nhiên xây gác lửng thiết kế như thế nào và cần lưu ý điều gì? Tất cả sẽ được chúng tôi trả lời trong bài viết dưới đây.

Xây nhà gác lửng độc đáo, mới lạ.

1/ Tìm hiểu nhà gác lửng là gì?

Gác lửng hay tầng lửng, gác xếp có nghĩa là lửng một tầng trong kiến trúc của căn nhà, là tầng trung gian giữa các tầng chính. Thông thường, phần gác lửng không được tính vào số tầng của căn nhà đó.

Như vậy, thiết kế nhà gác lửng để chỉ ngôi nhà có tầng lửng. Nó nằm ở giữa tầng 1 và tầng 2, được thiết kế thêm vào nhằm tăng diện tích sử dụng cho không gian.

Với diện tích đất ngày càng thu hẹp hiện nay, nhà gác lửng ngày càng trở nên phổ biến. Bạn có thể biến chúng trở thành khu đọc sách, thư giãn,… cho cả gia đình.

2/ Những lý do khiến cho nhà gác lửng ngày càng được ưa chuộng

Nhà gác lửng được biết đến là lựa chọn hoàn hảo với gia đình muốn tăng diện tích sử dụng nhưng không có nhu cầu xây thêm tầng. Dưới đây là 3 lý do khiến cho nhà gác lửng sẽ trở nên HOT trong thời gian sắp tới.

2.1. Nhà gác lửng giúp tăng diện tích sử dụng

Ưu điểm đầu tiên và cũng là lớn nhất của nhà gác lửng: giúp tối ưu không gian, mở rộng công năng sử dụng cho căn nhà nhỏ hẹp. Với gác lửng này, gia chủ làm thêm 1 phòng ngủ nhỏ, thiết kế thành phòng làm việc, phòng đọc sách,… Hoặc phần dưới cầu thang gác lửng có thể bố trí tủ sách, kệ TV.

Nhà gác lửng giúp tăng diện tích sử dụng.

2.2. Nhà gác lửng mang đến sự thuận tiện

Như bạn đã biết thì ở một số khu vực, công trình nhà ở bị giới hạn về chiều cao, số tầng để không phá vỡ quy hoạch chung. Bởi vậy thiết kế nhà gác lửng là phương án “cứu cánh” đảm bảo vừa đẹp, thuận tiện cho gia đình mà không vi phạm luật.

Ngoài ra, thiết kế nhà gác lửng phù hợp với gia đình muốn xây dựng mô hình nhà ở kết hợp kinh doanh buôn bán. Bạn có thể dùng tầng lửng làm nơi tiếp khách mà không ảnh hưởng đến công việc bên dưới.

2.3. Nhà gác lửng tiết kiệm chi phí thi công

So với các nhà khác, nhà gác lửng thích hợp ở khu đất nhỏ, chỉ xây khoảng 1- 2 tầng nên tiết kiệm được tối đa chi phí. Ngoài ra, bố trí nội thất cho căn gác cũng đơn giản, đỡ cồng kềnh. Bạn không cần quá chú tâm đến việc trang trí, phối cảnh.

Nhà gác lửng tiết kiệm chi phí thi công

3. Các đối tượng phù hợp nhất khi chọn thiết kế nhà gác lửng

– Nhà gác lửng phù hợp nhất với gia đình có diện tích nhà hạn chế, ít không gian sử dụng.

– Nhà gác lửng thích hợp cho gia đình có điều kiện tài chính không mấy dư dả nhưng muốn bổ sung công năng.

– Nhà gác lửng thích hợp cho gia đình muốn có góc nhỏ riêng tư, kín đáo hơn, không ảnh hưởng đến các khu vực chính trong nhà.

– Với người muốn trưng bày bộ sưu tập quý giá nào đó thì xây gác lửng rất hợp lý.

Có nhiều đối tượng nên chọn thiết kế nhà gác lửng.

4/ Kinh nghiệm thiết kế nhà gác lửng chuẩn hiện đại, tiện nghi

4.1. Kích thước tiêu chuẩn thiết kế nhà gác lửng 

Theo các kiến trúc sư, chiều cao của gác lửng nằm trong khoảng từ 2,4- 2,8m. Diện tích của gác lửng không nên vượt quá 60% diện tích mặt sàn theo quy chuẩn xây dựng. Xây gác lửng quá thấp có cảm giác bị tù túng nhưng nếu xây quá cao lại thành một tầng riêng biệt.

4.2. Xác định công năng và vật liệu trong thiết kế nhà gác lửng 

Trước khi xây dựng, bạn cần xác định rõ công năng gác lửng để làm gì. Như vậy việc thiết kế, thi công cũng trở nên dễ dàng, đồng bộ hơn. Lưu ý, nếu tầng lửng được thi công trong quá trình xây dựng, khu vực nên dùng bê tông, cốt thép làm vật liệu chính, có độ bền cao. Còn nếu tầng lửng được thi công sau khi công trình nhà ở đã sử dụng, bạn ưu tiên vật liệu nhẹ, có độ bền như gỗ, tấm làm gác lửng chuyên dụng,…

4.3. Hỗ trợ trọng lượng 

Kết cấu móng ở xung quanh nhà gác lửng phải chịu được trọng lượng ít nhất 200kg. Đó là trọng lượng của người, đồ nội thất, trọng lượng kết cấu gác lửng, vật liệu sàn,… Khi cộng tất cả giá trị lại với nhau không được nhỏ hơn 200kg. Nếu nhà gác lửng thấp hơn 200kg thì có thể xảy ra sự cố.

4.4. Cầu thang trong thiết kế gác lửng 

Có nhiều kiểu cầu thang đẹp, hiện đại như cầu thang thẳng, xoắn ốc, xương cá,… với chất liệu đa dạng như gỗ, sắt, kính,… Nhưng đừng nên đặt cầu thang ở chính giữa vì vừa tốn diện tích lại bất tiện khi sử dụng. Bạn thiết kế cầu thang sang 1 vế sẽ thích hợp hơn.

4.5. Thiết kế ánh sáng và nhiệt độ

Vì là tầng lửng nên để giải quyết vấn đề ánh sáng, bạn lắp đặt hệ thống điện khoa học, kết hợp với cửa sổ. Như vậy có thể đón ánh sáng tự nhiên mà không khí cũng thoáng mát. Đừng nên sử dụng đèn trần dạng chùm hay quạt trần làm cho gác lửng trở nên chật chội hơn. Phần trần của gác thiết kế và thi công theo phong cách đơn giản, bằng phẳng hoặc kiểu giật cấp nhẹ.

Còn vào màu hè nóng bức, bạn có thể cân nhắc phương án sử dụng tấm cách nhiệt trên trần và xung quanh tường.

4.6. Thiết kế nội thất xây dựng nhà gác lửng 

Vì diện tích có phần hạn chế nên bố trí nội thất ở gác lửng cũng không được thoải mái. Bạn cần tiết chế về số lượng và kiểu dáng nhằm tránh quá bừa bộn, rối mắt. Hãy ưu tiên những màu trung tính như trắng, be, sữa, ghi,… tạo cảm giác thoáng rộng. Hạn chế tối đa màu quá sặc sỡ.

4.7. Thiết kế lan can 

Thiết kế lan can cho phần gác lửng nên được làm từ chất liệu kính cường lực, kim loại hoặc gỗ. Các chi tiết cũng tối giản, không quá cầu kỳ. Đặc biệt đừng làm lan can quá cao sẽ gây mất cân đối. Cũng đừng làm quá thấp nhằm phòng tránh những rủi ro, mất an toàn cho trẻ. Chiều cao tiêu chuẩn của lan can cầu thang khoảng 90cm là hợp lý.

Thiết kế lan can cho nhà gác lửng.

5/ Một số hạn chế của thiết kế nhà gác lửng

Tuy sở hữu rất nhiều ưu điểm nhưng nhà gác lửng có một số hạn chế mà bạn cần lưu ý nếu muốn xây dựng.

– Vì độ cao của tầng lửng bị giới hạn nên lấy ánh sáng tự nhiên cũng như lắp đèn sẽ khó khăn hơn. Ngoài ra, những đèn trang trí như đèn chùm, đèn thả trần cũng không thể lắp đặt vì không đủ chiều cao, gây vướng víu cho gia chủ.

– Diện tích và không gian của gác lửng thường thấp và nhỏ nên việc bài trí nội thất, đồ dùng sẽ bị hạn chế và bất tiện hơn.

– Có thể gây lãng phí điện năng hơn thì thường xuyên phải sử dụng đèn điện.

– Gác lửng sẽ không phù hợp với người cao tuổi vì phải lên xuống cầu thang.

– Nếu sau này bạn muốn cơi nới thêm phần gác lửng thì sẽ bị giới hạn về mặt pháp lý như chiều cao, kể cả kết cấu nhà.

Một số hạn chế của thiết kế nhà gác lửng.

6/ Gợi ý thiết kế gác lửng cho các kiểu nhà khác nhau

Khi chọn xây dựng gác lửng, bạn cần dựa vào kiến trúc của ngôi nhà, phong cách thiết kế, mục đích sử dụng để có phương án thích hợp.

– Với ngôi nhà cấp 4 vừa và nhỏ: Gia chủ có thể xây gác lửng để tạo cảm giác không gian thoáng đãng, rộng rãi và hiện đại. Phần tầng lửng hãy tận dụng làm phòng ngủ, phòng sinh hoạt chung, phòng nghỉ ngơi, vui chơi hoặc chứa đồ rất tiện lợi. Không gian bên dưới dành để làm bếp và khu vệ sinh.

– Với nhà ống hẹp ngang, dài sâu: Gia chủ thiết kế tầng gác lửng nằm trong phần trệt, có thể làm nơi sinh hoạt chung của gia đình.

– Với nhà rộng hoặc biệt thự: Gia chủ thiết kế tầng lửng trở thành điểm nhấn thẩm mỹ ấn tượng biến không gian giống như khu trưng bày hoặc phòng đọc sách,…

Gợi ý thiết kế gác lửng cho các kiểu nhà khác nhau.

Thiết kế nhà gác lửng đang trở thành xu hưởng bởi những ưu điểm mà thiết kế độc đáo này mang lại cho căn nhà của bạn. Đặc biệt, đây mà mẫu thiết kế phù hợp với các căn nhà có diện tích bị hạn chế, gác lửng sẽ giúp căn nhà trở lên thoáng đãng hơn. Nếu bạn đang còn gặp thắc mắc hãy liên hệ ngay HT HOMES để được tư vấn trực tiếp nhanh chóng, chính xác và phù hợp nhất.

XEM THÊM 

6 nguyên tắc ‘sống còn’ để không gian bếp của bạn luôn đẹp

Tìm hiểu 7 nguyên tắc quan trọng nhất khi thiết kế nội thất

Nguồn: https://xuongnoithathaiphong.vn/

Bình luận Trang Facebook

Ý kiến khách hàng:

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào. Đừng ngần ngại gửi câu hỏi, thắc mắc cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ tư vấn giúp bạn trong thời gian sớm nhất. Hoặc liên hệ HOTLINE: 0901.776.893 để được tư vấn nhanh nhất